Saturday, January 25, 2014

2014: NHỚ MẬU THÂN 1968, KẺ ĐỒ TỂ & NHÂN CHỨNG SỐNG


Vũ Thế Phan - “Gần gũi anh Tường tròn ba chục năm mình chưa nghe ai trong nước nói xấu về anh, chỉ một vài ông hải ngoại, chẳng rõ vì sao cứ đeo lấy anh nói dai như đỉa, kẻ bảo anh cơ hội, người nói anh ác nhân, thật chẳng ra làm sao. Tiện đây nói luôn, tết Mậu Thân (1968) anh Tường ở lại căn cứ trên rừng, không về Huế. Người ta thu băng lời kêu gọi của anh cho phát loa trên xe chạy khắp thành phố, nên nhiều người tưởng anh về Huế thôi. Chuyện này còn cả tấn người đang sống làm chứng, ít nhất có Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, ai không tin về Huế mà hỏi.” 

VIỆT NAM: « CÔN ĐỒ » PHÁ RỐI ĐÁM TANG LUẬT GIA LÊ HIẾU ĐẰNG Ở SAIGON

Kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản LÊ HIẾU ĐẰNG
Thụy My

Hôm nay 24/01/2014, một số côn đồ không rõ từ đâu đã thô bạo phá rối đám tang của luật gia nổi tiếng Lê Hiếu Đằng tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, gây phẫn nộ cho những người mến mộ đến viếng vị luật gia đã từng bền bỉ đấu tranh vì dân chủ.

Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, người đầu tiên công khai đề nghị thành lập một đảng Dân chủ Xã hội để làm đối trọng với đảng Cộng sản, cũng như gây xôn xao với quyết định từ bỏ đảng, đã từ trần ngày 22/01/2014, thọ 70 tuổi. Đông đảo người thuộc nhiều thành phần đã đến viếng linh cữu ông tại chùa Xá Lợi, và tại Hà Nội, các nhân sĩ trí thức đã tổ chức lễ tưởng niệm ông. Lễ động quan sẽ diễn ra ngày Chủ nhật 26/01.

SAU LĂNG BA ĐÌNH, TƯỢNG ĐÀI LÊ-NIN SUÝT BỊ GIẬT SẬP TẠI HÀ NỘI

Kính thưa toàn thể đồng bào Việt Nam Yêu kính,
Rạng sáng ngày 23/1/2014, một nhóm 5 thanh niên tại Hà Nội là những người tu học Pháp Luân Công thực hiện một nỗ lực nhằm giật sập tượng đài Lê-nin, nằm ngay sát khu vực đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Trong đoạn video clip sau đó, nhóm thanh niên trên cho biết dù đã khảo cứu kỹ lưỡng, nhưng giai đoạn cuối của kế hoạch giật sập tượng Lê-nin chưa thành do sự cố đứt cáp giữa chừng. 

Friday, January 24, 2014

VÀI SUY NGHĨ VỀ BIỂN ĐÔNG

Biển Đông
Jonathan London

Không quốc gia nào có kinh nghiệm nhiều với Trung Quốc như Việt Nam. Thể giới có thể học được gì từ kinh nghiêm của Việt Nam? Ngược lại, Việt Nam có thể học được gì từ thế giới và các nước trong khu vực về cách đề cập tình trạng của ngày nay? Đối với Việt Nam, việc duy trì một quan hệ ổn định và thân thiện tối thiểu với Bắc Kinh đã và đang đặt ra những thách thức khó khăn và không ngừng nghỉ.

Sunday, January 19, 2014

BIỂU TÌNH CHỐNG CHÍNH PHỦ TẠI THÁI LAN CÓ TÁC ĐỘNG NÀO ĐẾN NGƯỜI VIỆT TRƯỚC HIỆN TÌNH CỦA NƯỚC VIỆT?


Nguyễn Thu Trâm, 8406
Theo Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư (Encyclopaedia Americana) thì biểu tình được hiểu một cách thông thường là hành động bất bạo lực của một nhóm người, nhằm mục đích đưa đến cộng đồng một quan điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội. Nhận thức một cách tổng quát thì “Biểu Tình” là một hình thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối về một vấn đề công cộng nào đ​ó,  thường có liên quan đến vấn đề chính trị, kinh tế, và xã hội,  nhằm mục đích gây sức ép cho một thay đổi nhất định, vì vậy mà "Biểu Tình" thường được hiểu một cách nôm na là "Biểu Lộ Tình Cảm" của một nhóm người, một tầng lớp xã hội, hay của một dân tộc đối với một thể chế chính trị, một chính phủ, có thể là “yêu” tức là ủng hộ, cũng có thể là “ghét” tức là phản đối và mong muốn một cuộc cách mạng để thay đổi thể chế hoặc chính phủ đương nhiệm bằng một thể chế chính trị khác tốt đẹp hơn, một chính phủ khác thực sự vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân

​Hoạt động "biểu ​ lộ​  tình ​ cảm"​ của công chúng  có thể diễn ra bởi nhiều cách  khác nhau. 

TƯỜNG TRÌNH LỄ TƯỞNG NIỆM 40 NĂM NGÀY 74 HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA VỊ QUỐC VONG THÂN


Kính thưa quý vị, - Vào lúc 08h30 sáng ngày 19/1/2014, hưởng ứng lời kêu gọi của nhóm No-U Hà Nội, đông đảo người dân đã có mặt tại  tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, tri ân 74 người lính Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh, phản đối Trung Quốcg xâm chiếm Hoàng Sa.

Thursday, January 16, 2014

HỒI CHUÔNG BÁO TỬ DÀNH CHO VIỆT CỘNG: HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG TẠI HÀ NỘI “TỬ CHIẾN” CÔNG KHAI TRƯỚC LĂNG BA ĐÌNH

Lúc 09h30 sáng ngày 14/01/2014, một nhóm 5 thanh niên trong bộ đồng phục vàng của Pháp Luân Công đã bất ngờ kéo đến căng biểu ngữ ngay trước khu vực quảng trường Ba Đình. Hình ảnh gửi đến Danlambao cho thấy một tấm biểu ngữ khổ lớn có nội dung: “Chân tướng Pháp Luân Công là tử huyệt của ma giáo cộng sản” được giăng ngang ngay phía chính diện cổng lăng Hồ Chí Minh. Bên cạnh là một biểu ngữ nhỏ hơn có nội dung: “Tà đảng Việt Cộng và đại ma đầu Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc”.

Saturday, January 11, 2014

ĐẠI VỆ CHÍ DỊ - MỖI LẦN ƯỚC MẤT ĐI MỘT GÓC... NGHE CHUYỆN XƯA, NGẪM CHUYỆN NAY!

Cho những ai không kịp theo dõi thời cuộc nước Vệ:

- Dương Bạo, aka Dương Chí Dũng
- Dương Kính, aka Dương Tự Trọng
- Phủ Vương: Triều đình của Tổng Bí
- Phủ Chúa: Bản doanh của Chúa đảng
- Báu Mã: Quý Ngọ, kẻ hí một tiếng có triệu đô
- Bộ Hình: Bộ Công An, chuyên "tử hình" kẻ nào bị bắt vào đồn
- Hòang Tư Tứ: đàn em Báu Mã, có biệt tài chưa điều tra đã biết tội
- Nguyễn của Nhiên Liệu Mới: đại tá công an Nguyễn Như Phong, loa của Bộ Hình, TBT cua PetroTimes
- Trăm Xanh: Ba Thanh của Đà Nẽng!
- Tề: Tàu Khựa, cha ông của VC
- Cát Vàng: Hòang Sa
- Cát Dài: Trường Sa

NHÀ BÁO TỰ DO ĐẶNG CHÍ HÙNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN QUY CHẾ TỊ NẠN


Nhận thức nguy cơ đang tiếp diễn về việc trục xuất, UNHCR đang tìm cách tái định cư khẩn cấp ông Phạm Mạnh Hùng sang một nước thứ ba.”

Thời Báo - Hôm 8 tháng 1, 2014, văn phòng Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) ở Thái Lan đã gửi đến văn phòng của Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải văn thư xác nhận họ đã công nhận ông Phạm Mạnh Hùng là một người tị nạn theo quy chế của UNHCR và sẽ cố gắng để khẩn cấp đưa ông Hùng đi định cư ở một nước thứ ba.

Monday, January 6, 2014

NGUYỄN TẤN DŨNG LÀ AI? LÀ CÁI GÌ?

Jonathan London
Ông là ai? Đang làm gì đấy? Nếu được, hãy cho ta biết. Cảm ơn trước nhé!
Việt Nam vẫn còn là một chính thể độc đảng, độc đoán, trong đó các quyền tự do căn bản chưa được thừa nhận. Tuy nhiên, nền chính trị  của Việt Nam đã thay đổi rõ nét trong một thời gian tương đối ngắn. Do đó chẳng có tranh cãi khi nhận xét Việt Nam hiện nay cho thấy một nền chính trị mới, đầy sinh khí, xuất phát từ những tranh luận xã hội nổi lên trong và ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một cách cởi mở hơn bất kỳ lúc nào khác trong lịch sử tám thập kỷ qua của Đảng.