Tuesday, November 20, 2012

Buôn Bán Phụ Nữ Xuyên Biên Giới Thời Đầu Mở Cửa (Kỳ 3)


Buon ban phu nu xuyen bien gioi thoi dau mo cua (Ky 3)

Nỗi tủi hờn của những cô gái về từ “địa ngục” Vì muốn đi nước ngoài, muốn nhận tiền lương hàng tháng bằng USD nên nhiều gia đình đã ngậm đắng nuốt cay, "lo lót" tiền để tự nguyện cho bọn buôn người lừa con mình sang xứ người để đày đọa. Cuộc sống trong những động mại dâm này kinh khủng đến mức, có nhiều nạn nhân dù đã trốn được về Việt Nam mà vẫn không dám khai.

Bán cả con và em họ 

William Chua Jee Hai, tên thường gọi là Chua (sinh 1965, người Malaysia, gốc Hoa) làm Giám đốc chi nhánh Gốm Bạch Mã (công ty liên doanh giữa Singapore với một công ty ở Cần Thơ) nhưng có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. Chua có vợ ở quê, sang Việt Nam, "cặp" với gái làng chơi là Nguyễn Thị Mỹ Nga, sinh năm 1979, ở chung cư Miếu Nổi, phường 3, Bình Thạch, TP. Hồ Chí Minh. Cặp này gặp nhau bởi "ý tưởng" "buôn người lãi gấp nhiều lần buôn gốm", lại được "ăn trắng, mặc trơn". Thế là chúng nghĩ ra chiêu lừa các cô gái và những gia đình nhẹ dạ, cả tin. Dưới nhiều hình thức khác nhau, chúng đã "tiếp thị" để tuyển người đi lao động nước ngoài. Nhưng để thực hiện mục đích, chúng chỉ cho những cô gái ưa nhìn, xinh xắn "trúng tuyển", số còn lại bị loại với đủ các lý do. Đặc biệt, những cô gái thích chơi hơn làm, thích hưởng thụ, mơ mộng nhiều thì càng dễ "trúng tuyển" đi xuất khẩu lao động. 

Nga giao việc tiếp thị tuyển lao động cho Nguyễn Thị Thúy Dung - một người phụ nữ có nghề giống mình nhưng đã "quá đát" thỏa sức "khuếch trương" việc tuyển người đi lao động ở nước ngoài tại các vùng ven ngoại ô thành phố, vùng nông thôn. Đi lao động nước ngoài để làm nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn, quán karaoke ở Malaysia, lương là 800 - 1.000 USD/tháng, chưa kể làm thêm giờ... Cứ người này giới thiệu người kia, người "đăng ký" nhiều đến mức Nga tuyển không hết. Thế mới có chuyện, có những bà mẹ, ông bố quê vùng miệt vườn Nam Bộ, lặn lội lên tận thành phố gặp bằng được Nga, nhờ cậy cho con đi xuất khẩu lao động. Những người đến, phải nộp tiền cho Nga để làm hộ chiếu, visa, tiền vé máy bay... Những người nộp thêm tiền thì Nga xếp cho đi trước, còn không thì chờ đi lần sau. Chúng nhẫn tâm đến mức không từ cả người họ hàng. Chính con gái của Dung và em họ của Nga cũng trong danh sách được ưu tiên đi trước. 

Dung đã "ghi tên" con gái mình là Trần Thị Thu Thủy, sinh năm 1980; và Nga cũng đưa em họ là Võ Nhan Bích Hà, sinh năm 1980 vào "danh sách" đi lao động nước ngoài. Sang đến Malaysia, Thủy và Hà biết mình bị mẹ và chị lừa song vẫn phải chấp nhận thực tế là làm gái mại dâm. Tất nhiên, vì là "người quen" và có chút nhan sắc hơn các chị em khác nên Thủy và Hà được ưu ái tạm ứng 500 USD để mua quần áo, phấn son mà không bị trừ tiền vô lý như các cô gái khác. Vì Hà và Thủy là "diện ưu tiên", không phải nộp tiền đặt cược.
Thoát khỏi "động quỷ"... 

16 cô gái bị Chua, Nga và Dung lừa sang Malaysia bằng đường hàng không với hộ chiếu và visa của người đi du lịch. Đêớ̉n sân bay, các cô gái đã được một người tên là Xem đón. Xem "mua sỉ" các cô gái của Chua và Nga với giá 4.500 USD/cô. Hắn đưa họ về nơi bọn chúng quy định, ai chống cự có thể bị đánh đến chết, còn bị tàn tật, bị hủy hoại nhan sắc là chuyện thường.

Sau vài ngày nghỉ ngơi cho lại sức và được "dạy dỗ" các "chiêu" gạ gẫm, làm hài lòng khách làng chơi, 16 cô gái này chính thức phải "làm việc". Họ phải "tiếp khách" ít nhất 10 lượt /ngày mà đến 6 tháng vẫn chưa trả nổi 1/3 số tiền 4.500USD tự bán mình cho bọn tội phạm hưởng. Thủy và Hà được Xem đối xử nương tay hơn, vì "nhất thân, nhì quen". Dù vậy, khi biết bị chính mẹ đẻ và chị họ bán, Thủy và Hà cay đắng ê chề nhưng vẫn rắp tâm "phản đòn". 

Chấp nhận mọi thứ, nghe lời bọn chúng nên được "đi khách sộp" lại không bị bán sang tay, lợi dụng lúc khách không để ý, gặp được người khách tốt bụng, Thủy và Hà đã gọi vào số điện thoại khẩn cấp của cảnh sát Malaysia để cầu cứu. Và chuyên án buôn phụ nữ sang các nước Đông Nam á được thành lập. Sau nhiều lần gặp gỡ, chuyện trò, Thủy được người đàn ông tốt bụng bỏ ra 7.000 USD chuộc khỏi động mại dâm, mua vé máy bay cho Thủy về Việt Nam. Hà được người khách tốt bụng đã giúp đưa đến Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tá túc... 

Cuộc sống trong "địa ngục"

Cảnh sát Việt Nam và Malaysia đã hợp tác chặt chẽ để phá án, cứu các cô gái ra khỏi "động quỷ" của Xem. Thủy và Hà đã cung cấp nhiều thông tin giúp cảnh sát nhanh chóng có được những chứng cứ cần thiết. Trong động mại dâm của Xem, không chỉ có các cô gái Việt Nam mà còn các cô gái Trung Quốc, Mông Cổ, Philippin... Vì vậy, nhìn hình dáng bên ngoài những cô gái này khá giống nhau, muốn giải cứu đúng người của mình, các trinh sát của Bộ Công an phải đi xác minh các manh mối do Thủy, Hà cung cấp để lấy ảnh của các cô gái làm hình nhận dạng để giải cứu cho họ... Dù vậy, thực tế quá trình đi xác minh, trinh sát gặp nhiều khó khăn vì thông tin quá ít. Có trường hợp, khi các trinh sát đến nhà, cha mẹ cô gái không hợp tác vì không có thông tin về con, vẫn nghĩ con đi lao động nước ngoài, bình an vô sự, làm gì phải cấp ảnh cho công an.
Đôi "vợ chồng" lừa Chua - Nga.

Khi công an đến động mại dâm của Xem, có 2 cô gái bị bán sang động khác, 4 cô khác bị Xem đuổi ra khỏi động trước đó ít giờ với hộ chiếu và một ít tiền "lộ phí". Thấy Xem chỉ đường để đi sang đất Thái Lan, 4 cô gái này "hí hửng" tưởng đã thoát "địa ngục trần gian", thầm cảm ơn Xem vì đã cho tiền đi đường. Nhưng chưa kịp vui thì 4 cô đã bị cảnh sát Thái Lan bắt vì tội xâm nhập trái phép biên giới với giấy tờ giả, bị kết án 15 tháng tù. 

Giúp công an giải thoát được các cô gái khỏi động mại dâm, đối với Thủy và Hà là một "kỳ tích". Tưởng rằng, việc bị những người thân bán làm gái mại dâm sẽ trở thành một vết thương tâm lý khó chữa trị với hai cô gái này. Nhưng thật bất ngờ, trong khi những nạn nhân khác còn chưa hết rối bời trong sự mặc cảm thì Hà và Thủy lại "bình phục" rất nhanh và lại tìm cách kiếm tiền... như mẹ và chị. Thủy và Hà "cao thủ" hơn khi tự lập toàn bộ đường dây, tự tuyển và đưa các cô gái sang Malaysia bán để "ăn cả gốc, lẫn ngọn". Kết thúc chuyên án, C14 (Bộ Công an) đã tóm được các tú bà Dung, Nga, cùng Thủy và Hà. Riêng Chua đã bỏ trốn.
Bị lừa vẫn không dám khai.

Nguyễn Thanh Sơn, sinh năm 1964, Nguyễn Tuyết Chinh, sinh năm 1970, cùng là dân tứ xứ, gặp và lấy nhau vì "ý tưởng" thích cuộc sống sung túc, không muốn lao động. Đôi vợ chồng này mở quán cà phê ở phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm. TP. Hà Nội. Bán cà phê cỏ nhưng mọi người thấy, mua được ô tô, đi du lịch Ma Cao, Hồng Kông như đi chợ. Chính sự khác thường này làm cho công an Hà Nội nghi ngờ. Sau một thời gian điều tra, công an đã phát hiện đôi vợ chồng này có "nghề" chính là buôn bán phụ nữ. Nhưng đặc biệt, những nạn nhân của chúng khi đã được giải thoát vẫn không dám khai. 

7 cô gái bị Chinh - Sơn lừa bán sang Ma Cao đã tự tìm được đường về quê mẹ. Vì muốn quên cái quá khứ tủi nhục, muốn yên phận... khi trinh sát đến gặp, họ không khai và khẳng định không biết Sơn - Chinh. Khi được động viên, giải thích quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, với pháp luật, họ đã kể về những ngày cơ cực, tủi hờn, đau đớn của phận làm điếm nơi đất khách quê người một cách chân thực nhất. 

Mỗi cô gái phải đi khách 5-6/lượt trên ngày. Trên danh nghĩa là được trả lương 2 triệu đồng/tháng nhưng bị trừ tiền nhà, tiền son phấn, đi lại, quần áo, ăn uống, tiền bảo vệ... hết 3/4, chỉ được cầm 500 nghìn để tiêu vặt. 7 cô gái này trốn được trong đêm giao thừa khi những tên canh gác đang lo sửa soạn đón giao thừa, lơ đãng việc canh gác. Họ đã rủ nhau trèo rào thoát ra ngoài đến cảnh sát Ma Cao cầu cứu. Đêm giao thừa, đáng ra phải được ở nhà cùng người thân thì họ lại phải ở đồn cảnh sát. Họ kể rằng, tại chỗ họ bị nhốt còn hơn 20 cô gái nữa, có số phận tương tự như các cô trước khi bỏ trốn. 

Ngoài phải đi khách, các cô gái còn phải làm một công việc nguy hiểm khác là bán lẻ thuốc lắc. Đi khách mà không bán thuốc cũng bị đánh mà bán thuốc, không đi khách cũng ăn đòn...
Quế Ngân
Còn nữa 

No comments:

Post a Comment