Tuesday, November 20, 2012

Buôn Bán Phụ Nữ Xuyên Biên Giới Thời Đầu Mở Cửa (Kỳ 4)


Buon ban phu nu xuyen bien gioi thoi dau mo cua (Ky 4)

Cuộc truy tìm Kẻ cầm đầu Những chiến sĩ cảnh sát trực tiếp tham gia phá án đường dây buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia thời kỳ này đúc kết: Người bị lừa và kẻ đi lừa đều vì một chữ “Tiền”.

Ham tiền sập bẫy kẻ lừa
Nguyễn Thanh Sơn và vợ là Nguyễn Tuyết Chinh có quá khứ chẳng giống ai. Là dân tứ chiếng, gặp nhau ở Hà Nội rồi thành vợ chồng và trở thành chủ quán cà phê. Trước khi lấy nhau, Sơn là tài xế đường dài. Chinh là gái nhảy ở các tụ điểm chơi bời ở Hà Nội. Chinh theo đám bạn đi Trung Quốc lấy hàng nhưng máu ăn chơi vẫn sục sôi trong huyết quản. Chinh rất mê vào sàn nhảy. Khi gặp một số đối tượng chuyên chăn dắt gái, thế là bắt được mối. Chinh thấy chẳng buôn bán gì lãi bằng buôn người, không cần vốn lại được nhiều tiền, hơn nữa lại được đi đây đi đó... 

Chinh - Sơn gặp nhau ở điểm chung là cùng vì tiền. Chinh đi Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai khắp các tỉnh ven Hà Nội như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Ninh và Lạng Sơn, phổ biến kế hoạch tuyển người đi lao động nước ngoài và nói rõ, chỉ tuyển cô gái trắng trẻo, cao ráo, ưa nhìn, xinh thì càng tốt để bán quần áo cho các shop thời trang, bán hàng cho siêu thị ở Hồng Kông, Ma Cao, Australia...lương 500 USD, bao ăn, ở. Nhiều cô gái thấy bở đã "sập bẫy". Gia đình họ mất rất nhiều tiền đưa cho Chinh để làm hộ chiếu và visa... Họ được đi Hồng Kông, Ma Cao thật bằng máy bay, nhưng bằng con đường du lịch. Và kết cục là sang đó làm gái mại dâm. 
Lần nào vợ chồng Sơn - Chinh đi du lịch sang Hồng Kông, Ma Cao... đều kèm ít nhất là 5 - 7 cô gái chân dài, xinh xắn nhưng khi về thì chỉ có 2 vợ chồng. Đó là những câu hỏi mà Đại tá Nguyễn Đức Bình - khi đó là Trưởng phòng PC14, Công an Hà Nội (hiện nay là Phó giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân), thấy cần phải làm rõ, nên chỉ đạo trinh sát bám sát đôi vợ chồng này.
"Chuyến hàng ị bắt giữ" 
Chinh gây dựng được nhiều đầu mối tuyển gái ở các tỉnh nên khi có "hàng", Chinh - Sơn đưa các cô gái về Hà Nội, cho vào khách sạn, nhà nghỉ ở phố Hàng Cháo, Lò Sũ, Mã Mây, Hàng Hành... nghỉ. Thủ đoạn của bọn lừa đảo, buôn người này rất tinh vi. Mỗi lần đi "gom", (tức lừa), bọn "chân rết" của Chinh và các đầu mối khác thường thay đổi địa bàn hoạt động. Lần này đi Thái Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang... rồi, lần sau sẽ là miền núi như Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ... Sự thay đổi địa bàn được các đầu mối của Chinh - Sơn giải thích theo lý lẽ của bọn tội phạm chuyên nghiệp rằng: Thay đổi để "cắt đuôi" công an, để không "đụng hàng", để người thân của các cô gái không có cơ hội gặp gỡ, hỏi thăm về con. Bởi, có trường hợp, "chân rết" mới vào nghề "non tay" cứ về mãi một địa phương để "gom" dễ bị lộ. 
Khi "gom" được, chúng cho các cô gái đi chơi, hàn huyên với nhau vài ngày để cùng nhau mơ ước về sự giàu sang... Đó là thời gian chúng chạy giấy tờ và chờ tín hiệu. Sau vài ngày, có thể là hàng tuần, Sơn - Chinh đưa họ đi. Tại nơi tập kết này, trinh sát đã theo dõi được rất nhiều hoạt động phạm tội của bọn lừa đảo, buôn người.
Trong chuyến hàng thứ 15 của Sơn - Chinh là 5 cô gái ở Đồng Nai, Thái Bình... Theo nguồn tin của trinh sát, sang đến Trung Quốc, Sơn - Chinh lừa bán các cô gái cho 2 người phụ nữ tên là én à, A Dìn, giá trung bình là 1.500 USD/cô. Chuyến thứ 15 của Sơn - Chinh được theo dõi chặt chẽ bởi các trinh sát nhiều kinh nghiệm của công an Hà Nội, C14, C16, Bộ Công an và Interpol Việt Nam. Khi biết thông tin, 5 cô gái được "gom" về một khách sạn ở phố Mã Mây, Đại táỏ Bình đã đến ăn sáng cạnh khách sạn các cô gái ởó. Đại tá nghe được những mẩu đối thoại của các cô gái mà thấy đau lòng cho sự nhẹ dạ, cả tin của họ. Chinh - Sơn chỉ đạo người đến đón 5 cô gái. 5 cô gái của chuyến đi này có thể đã dự cảm thấy điều gì bất ổn nên vừa lên xe để đi đã kêu khóc, đập cửa xe...Thế nhưng, bọn "đệ" của Sơn - Chinh vẫn cho xe chạy thẳng lên ải Chi Lăng, Lạng Sơn - điểm hẹn giao "hàng" cho vợ chồng Sơn -Chinh. Khi xe dừng, cảm giác bị công an theo dõi, Sơn - Chinh đã bỏ chạy. 5 cô gái được giải cứu. Bọn đệ tử của Sơn - Chinh bị bắt đã khai đầy đủ về hành vi buôn bán người của vợ chồng tội phạm này.
Thương - Một cô gái bị bán qua tay Linh kể rằng: Linh mua bán người còn hơn mua mớ rau. Linh chọn, lựa rồi cò kè đến từõng đồng. Có cô gái bị "viêm cánh", trừ 300 USD; bị tàn nhang trên mặt, trừ 100 USD; có nốt ruồi không đúng chỗ trên mặt hoặc ở chỗ nhạy cảm trong người, bị trừ 200 USD. Cô gái nào mắc bệnh xã hội bị Linh trừ rất nhiều tiền với lý do chữa bệnh. 
Truy tìm kẻ cầm đầu 
Công việc của PC14, C16 Bộ Công an và Interpol Việt Nam là tìm cho ra tung tích của A Dìn, én à, Thành, Trang, Sơn... Cảnh sát Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hồng Kông. Địa chỉ mà các cô gái bị A Dìn quản thúc là chung cư 10 tầng Sì Toi, khách sạn BOSS, Tài Phú Hồ, Tây Hồ Nhất, Tây Hồ Nhì do một số đối tượng phạm tội người Việt tên Trang, Thành, Sơn quản lý rất nghiêm ngặt. Đặc biệt én à, A Dìn nói và nghe tiếng Việt rất sõi. H kể: "Thời gian đầu mới bị lừa sang, chúng em tưởng bọn chúng không biết tiếng Việt nên đã bàn bạc với nhau... Thế là lộ và bị theo dõi, bị đánh đến gần chết, mấy người cùng đi phải tự chăm nhau". 
Chân dung các tên tội phạm người Việt lần lượt được dựng lên như sau: Thành là tên giang hồ người Hải Phòng, có ít "số má" ở đất Cảng, nhưng vì ước mơ lớn, vì muốn "vươn ra đại dương" để "xưng hùng ở biển cả" nên đã vượt biên đến Hồng Kông năm 1993. Thành ở lại Hồng Kông theo diện tị nạn và lấy vợ Hồng Kông tên là A Dìn, nhập quốc tịch Hồng Kông. Thành - A Dìn đăng ký hộ khẩu và cư trú tại Time Building, South Bay, Ma Cao. Thành và vợ chuyên về quê hương lừa các cô gái sang Ma Cao làm gái mại dâm. Ngoài ra, Thành - A Dìn mua thêm các cô gái của Sơn - Chinh. Cô gái nào bị bệnh, yếu, "hết đát"...bị bán đi "động" khác để "thu hồi vốn". 
Trang có biệt hiệu là "Trang chế", tên thật là Kiều Thị Thi Hồng, sinh năm 1968, ở Trung Mỹ Tây, quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Hồng bị lừa sang Hồng Kông làm gái mại dâm từ năm 1999. Sau đó, Hồng cặp với một người đàn ông Hồng Kông. Người này thương tình, giúp đỡ Hồng và đi đăng ký kết hôn để Hồng được làm hộ chiếu Hồng Kông và điều đó đồng nghĩa với việc được định cư hợp pháp. Hồng kinh doanh tắm hơi và mại dâm taộì khách sạn Tây Hồ Nhì (Ma Cao). Ngoài kinh doanh tắm hơi, mại dâm, Hồng còn bán thuốc lắc. 
én à tên thật là Huỳnh Thị Thùy Linh, sinh năm 1974, ở quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, bị lừa bán sang Hồng Kông làm gái mại dâm năm 2003. Linh trốn ở lại Hồng Kông và là đầu mối cung cấp gái Việt Nam cho các cơ sở ăn chơi ở đất Cảng này. Linh nói thạo tiếng Trung nên tự đổi tên thành én à để tránh sự theo dõi của cảnh sát. Một mình Linh trụ một cõi là khu nhà thờ đổ Tây Ban Nha gần bãi biển Hồng Chiều thơ mộng, đẹp hàng nhất ở Ma Cao. Từ gái mại dâm, Linh thành "tú bà" sau đó lại chuyển thành "buôn bán" gái. Ngoài buôn gái, Linh còn buôn thuốc lắc. Thấy "làm ăn được", Linh cho em trai ở TP. Hồ Chí Minh sang làm "tổng quản" cho mình. Linh cũng "nhập nhiều hàng" từ Sơn - Chinh. 
Trong quá trình chạy trốn, máu hám tiền của Chinh vẫn còn bốc lửa. Vào quán gội đầu ở quận 5, TP. Hồ Chí Minh, nơi Chinh đang lẩn trốn, gặp 2 cô gái trẻ có mơ ước đi lao động xuất khẩu để về "làm tí vốn" vào đời, Chinh thể hiện bản chất luôn. Chinh lừa được 2 cô gái và chuẩn bị cho việc đưa họ sang Ma Cao bán. Chinh bị bắt và khai ra Sơn đang lẩn trốn ở một khu nhà trọ tồi tàn ngoại thành Hà Nội. Sơn bị bắt ngay sau đó.
Quế Ngân (Còn nữa) 
Kỳ 5: Không thể thoát tội 
Trong quá trình thực hiện chuyên án phá đường dây tội phạm lừa đảo phụ nữ ra nước ngoài lao động, bán làm gái mại dâm, C14, C16 Bộ Công an và Interpol Việt Nam nhận được nhiều thông tin từ các nước bạn gửi đến. Lần lượt các đầu mối "buôn gái" bị bóc gỡ, chân dung tên trùm thực sự của đường dây chằng chịt này đã bắt đầu lộ diện...

No comments:

Post a Comment